Thông Tin Berlin

Tổ Quốc Ăn Năn và Dư Luận
Chúng tôi xin giới thiệu nguyên bản cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn" của ông Nguyễn Gia Kiểng cùng những bài phỏng vấn, cũng như phản ứng của dư luận hầu bạn đọc có điều kiện phân tích.

  • Tổ Quốc Ăn Năn (Thư Viện Online)
    buổi nói chuyện tại Mỷ Phỏng vấn của Kicon Phỏng vấn của BBC
  • Thực chất và huyền thoại Nguyễn Mộng Giác
  • Chính Trị Gia NGK Ðại Dương
  • Việt sử dưới lăng kính NGK Ðại Dương
  • Con bệnh NGK Ðại Dương
  • Nhà lý luận NGK Ðại Dương
  • Những vấn đề trong cuốn TQAN Sơn Tùng
  • Tổ Quốc Ăn Năn: Sự Ðốn Mạt Của Hiện Tượng Giả Trí Thức Hoàng Chữ Nhất
  • Vài nhận xét về cuốn "Tổ quốc ăn năn" của Nguyễn Gia Kiểng Nhật Tiến

  • Bức Tâm Thư
    Hãy Bảo Vệ Lịch Sử Việt Nam

    Kính thưa : Quí Vị Lãnh Ðạo Tôn Giáo
    Quí Vị Niên Trưởng
    Quí Vị Ðại Diện Các Ðoàn Thể
    Quí Hiệp Hội Báo Chí
    Quí Cơ Quan Truyền Thông
    Và cùng tất cả quí đồng hương

    Kính thưa qúy vị :

    Trong thời gian gần đây, chúng tôi đã đọc được một số tác phẩm có xu hướng viết sai, hoặc tệ hại hơn : bôi nhọ Lịch Sử Việt Nam với những mục đích mà chúng tôi vô cùng khó chịu. Khó chịu vì lịch sử của dân tộc chúng ta bị bôi nhọ, khó chịu vì danh dự của chúng ta bị chà đạp, và khó chịu vì những bài viết này có thể gây những cái nhìn sai lầm lâu dài cho những thế hệ mai sau.

    Tưởng không nhắc đến tác phẩm của họ, các tác giả này tự cho là đã dựa vào những tài liệu của Pháp và Trung Hoa để đưa lên những dữ kiện khác xa với lịch sử Việt Nam. Họ đã dùng những tài liệu của ngoại bang, của kẻ thù trong những cuộc chiến, để bôi nhọ các anh hùng dân tộc, và chối bỏ những bộ sử của chúng ta. Trong đó, một tác giả đã đích danh chỉ trích bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Bộ sử mà người Việt chúng ta xem như là bộ sử chính thống. Người làm chính trị này cho rằng, nếu muốn đánh đổ cộng sản thì người Việt Nam cần thay đổi cái nhìn về lịch sử, đạp đổ sự tôn thờ vị anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ và từ bỏ bộ Việt Nam Sử Lược, mới đem lại sự lợi ích lâu dài cho dân tộc. Lập luận này quả thực ngông cuồng cực đoan và thậm chí là lập luận của một kẻ vô lại.

    Ðáng buồn thay ! Họ đã cố tình lợi dụng mục đích chống cộng để đốt hủy những trang sử Việt Nam chúng ta. Người Việt hải ngoại hơn hai mươi năm nay bao giờ cũng vẫn cố gắng giải thể chế độ cộng sản để đem lại cho một nước Việt Nam thân yêu. Nhưng đạp đổ lịch sử Việt Nam thì chúng ta chẳng khác gì những kẻ vong bản ! Chúng ta sẻ là những người Việt Nam chống cộng, nhưng chúng ta sẻ không bao giờ trở thành những kẻ vong bản. Chúng ta nên phân biệt giữa sự chống cộng và vong bản. Lợi dụng sự chống cộng để đạp đổ lịch sử là một điều đáng phỉ nhổ. Trong quá khứ, có một số người đả muốm làm thay đổi lịch sử, đạp đổ những gì đã có, để xây dựng một thế hệ mới tốt đẹp hơn. Trong số người đó là Hitler và Polpot. Những vết chân của họ đã đạp lên xác nhiều triệu người dân Ðức và dân Miên, và cuối cùng họ tự đưa dân tộc họ vào chổ lụn bại, điêu tàn.

    Chúng tôi cho rằng lịch sử Việt Nam không thể thay đổi vì bất cứ lý do gì. Quan điểm con người có thể thay đổi theo thời gian, nhưng lịch sử không thể nào bị thay đổi vì một cái nhìn của một vài người phản quốc. Hệ thống cộng sản đã hầu hết bị tan rã, và trong một thời gian gần đây sẽ vĩnh viễn bị dẹp tan. Và những trang sử oai hùng sẽ vĩnh viễn còn mãi trong lòng người Việt Nam.

    Hội Tây Sơn Bình Ðịnh xin phép được viết bức tâm thư nầy, không với mục đích chỉ trích các tác giả này. Chúng tôi chỉ xin nhắc nhở rằng nhiệm vụ bảo tồn lịch sử Việt Nam không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người Việt Nam trên thế giới. Cùng một lúc, chúng tôi xin nhắc nhở đến những thiên chức lớn lao của những người nghiên cứu, những người cầm bút và những nhà chính trị. Sau hết, chúng tôi xin kêu gọi đến sự tự trọng và tinh thần xây dựng khi đề cập đến lịch sử Việt Nam chúng ta. Chúng ta có thể phát huy tinh thần quốc gia trong tinh thần xây dựng thay vì cực đoan, đả phá.

    Hơn hai mươi năm nay từ ngày chúng ta rời xa quê hương, chúng ta đả có quá nhiều cuộc bút chiến, chỉ trích nhau mạnh mẽ. Chúng ta tự chỉ trích chúng ta, hội đoàn chỉ trích hội đoàn, trong khi tất cả mọi người đều cùng một mục đích chung là giải thể chế độ cộng sản. Nhưng sự chỉ trích giữa chúng ta đã làm một số người Việ Nam chán nản, và hơn thế nữa, đã làm rạn nức sự doàn kết trong cộng đồng. Sự chỉ trích ấy bây giờ lại đến một mức độ sỉ nhục tột cùng : Một số người Việt lại đem Lịch Sử Việt Nam chúng ta ra mà chỉ trích, bôi nhọ. Họ đả phỉ bán tiền nhân của chúng ta, những người đã có công đánh đuổi ngoại bang gìn giữ sơn hà.

    Lịch sử như là một gia phả. Lịch sử ghi những gì đã xảy đến với dân tộc chúng ta. Có những trang sử rất ngậm ngùi, và cũng có những trang sử rất huy hoàng.. Ðọc lại lịch sử là tự tìm cho chúng ta những bài học. Ðọc lại những trang sử của Trần Quốc Toản là hình dung đến lòng yêu nước của những người thanh niên trẻ. Ðọc đến bà Trưng, Bà Triệu là nghĩ đến những bật nữ lưu, đứng lên chống lại gông cùm của ngoại bang. Ðọc đến Trần Hưng Ðạo là nghĩ đến công trình giữ nước trứơc sự dày xéo của một đại cường địch. Ðọc đến Nguyễn Huệ chúng ta nghĩ đến những anh hùng áo vải có công thống nhất quốc gia và đánh lui ngoại bang.

    Ðọc những trang sử khác, chúng ta lại chán chường cho những cảnh cõng rắn cắn gà nhà của vua và chúa. Hình dung tới những sự ích kỷ và quyền lợi ca nhân. Hội nghị Diên Hồng cho ta một bài học về sự đoàn kết, Thập Nhị Sứ Quân lại cho chúng ta biết sự tàn lụn của sự chia rẻ. Ðọc lại lịch sử để chúng ta được hướng dẫn trở thành những người Việt Nam xứng đáng.

    Sự thiếu tự trọng của một vài người cầm viết này đã làm cho chúng tôi lo sợ. Nếu lịch sử của chúng ta cứ tiếp tục chà đạp một cách vô lý, thiếu tự trọng, thì chúng ta và con cháu chúng ta sẽ không còn lý do để tự hào là người Việt chân chính. Chúng ta sẽ dựa vào những gì để dạy dỗ con cháu chúng ta về Việt Nam ?

    Sống trong một xã hội tự do, chúng ta có quyền tự do ngôn luận. Hơn thế nữa, chúng ta có quyền suy đoán, để tìm ra những tư tưởng mới, những khám phá mới hoặc những chân lý mới. Nhưng nghiên cứu về phê bình lịch sử là một vấn đề nghiêm trọng, và có tầm ảnh hưởng lâu dài, và có thể để lại những tai hại lớn lao. Chúng tôi không dám ràng buộc những nhà cầm viết, nhà nghiên cứu hay những nhà chính trị, vì chúng ta không thể bị ràng buộc khi đi tìm những tư tưởng mới. Tuy nhiên, trong mỗi vai trò, mọi người đều có những thiên chức khác nhau.Những thiên chức nầy luôn đặt căn bản trên sự tự trọng, lương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm đối với thế hệ mai sau. Ngoài ra trong tinh thần xây dựng, chúng tôi mạo muội nhắc nhở một số điểm mà chúng ta nên để ý trong việc nghiên cứu về lịch sử, như sau :

    Xin đặt lịch sử lên trên cá nhân, gia đình, đảng phái : Lịch sử là gia phả của dân tộc ta, và dĩ nhiên là đứng trên cá nhân, gia đình hay đảng phái hoặc thời đại. Ðả phá lịch sử Việt Nam để phục vụ cho quyền lợi riêng tư cửa một nhóm người, một đảng phái hay một triều đại là một tội ác lớn.

    Xin cân nhắc nặng nhẹ trong những dữ kiện mới và cũ : Trong chương trình nghiên cứu, chúng ta sẽ đọc qua những tài liệu mới để giúp lịch sử chúng ta được phong phú hơn. Nhưng chúng ta phải xác định gía trị của những dữ kiện mà chúng ta tham khảo. Ðặt nhẹ ý kiến cá nhân, đặt nặng những dữ kiện có nhiều dẫn chứng. Xét đến sự công bình của người viết. Xin thận trọng khi ngiêng cứu về tài liệu của ngoại bang, vì những dữ kiện của kẻ thù chúng ta sau một cuộc chiến thường là thiếu sự thực. Ðặt những dữ kiện của ngoại bang lên trên Lịch Sử Quóc Gia là thiếu tự trọng là vong bản.

    Xin Công Bình và với Tinh Thần Xây Dựng : Chúng ta nên tìm hiểu và phê bình về lịch sử trong sự công bình và với chiều hướng xây dựng. Lịch sử có thể không hoàn toàn đúng tuyệt đói, nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải bổ khuyết trong tinh thần vô tư và xây dựng. Nhưng đừng vì những khiếm khuyết (nếu có) mà đạp đổ lịch sử.

    Sáng tác hư cấu với tinh thần trách nhiệm : Việc phóng tác là việc cần thiết trong lãnh vực văn chương, nghệ thuật hay phim ảnh.. Các tác giả thường dùng những nhân vật lịch sử để đưa ra những câu chuyện ngoại sử hấp dẫn hơn. Nhưng chúng tôi yêu cầu chính sử phải được tôn trọng. Chúng ta không nên quá thiên về hư cấu theo sự đòi hỏi của thị trường mà sửa đổi những căn bản chính của lịch sử nước nhà, có thể gây hiểu lầm cho thế hệ sau.

    Xin hãy lạc quan và không cực đoan : Chúng tôi mong muốn rằng người Việt chúng ta hãy đọc lịch sử trong sự lạc quan, và không có sự cực đoan. Sự cực đoan sẻ khắc chế sự dung hợp nhiều ý kiến khác nhau, để rồi đi đến chổ chống đói nhau, và đáng sợ nhất là đi vào những vết chân của Hitler và Polpot. Chúng ta đả thấy rỏ điều nầy trong lịch sử tôn giáo.

    Một trong những chủ trương của Hội Tây Sơn Bình Ðịnh là Bảo Tồn và Phát Huy Văn Hóa và Lịch Sử Việt Nam.Nhưng nhiệm vụ Bảo Tồn và Phát Huy Văn Hóa và Lịch Sử Việt Nam không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của mọi người Việt Nam trên thế giới. Những trang sử Việt Nam không phải thuộc riêng cá nhân nào, mà thuộc về toàn thể mọi người Việt Nam, không ai có quyền phỉ báng những trang sử ấy được. Chúng tôi kêu gọi sự ý thức của mọi người chúng ta, để cùng bảo vệ những trang sử Việt oai hùng, để chúng ta và con cháu chúng ta muôn đời vẫn hãnh diện là người Việt Nam.

    Kính thưa quí vị,

    Hội Tây Sơn Bình Ðịnh chỉ xin được trình bày những ý kiến nêu trên để cùng hợp sức bảo vệ lịch sử nước nhà. Nếu những ý kiến nêu trên có những khiếm khuyết, chúng tôi mong qúy vị đóng góp thêm những ý kiến mới để chúng ta cùng hợp tác trong nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Những người tỵ nạn Việt Nam chúng ta không giữ gì được của quê hương, chỉ giữ được những trang sử tiền nhân để lại. Xin hãy để chút lòng bồi đắp những trang sử ấy hầu còn dạy dỗ cho những thế hệ mai sau.

    Kính thư

    Hội Tây Sơn Bình Ðịnh Nam California



    << trở về đầu trang >>